Quá trình lắp đặt cầu trục là giai đoạn cuối cùng trong thiết kế gia công chế tạo cầu trục. Việc lắp đặt được thực hiện qua nhiều bước với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị như máy hàn, cần trục…
Để bảo quản cầu trục được tốt trước khi lắp đặt phải bôi dầu mỡ chống gỉ, các chi tiết như bánh xe, ổ bi, trục bánh xe… Dàn kết cấu thép sơn một lớp chống gỉ. Với các bộ phận như hộp giảm tốc, động cơ, phanh, các thiết bị điện phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm ướt.
Khi vận chuyển cầu trục đến nơi lắp ráp phải tháo rời các chi tiết thành từng cụm tiêng biệt để đảm bảo quá trình vận chuyển được thuận lợi, dễ dàng và không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc sau này của cầu trục.
Không được làm cong vênh phần kết cấu thép. Động cơ phanh, hệ thống điện và các thiết bị khác phải được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm ướt và va đập.
Trước khi tháo lắp phải kiểm tra số lượng bộ phận và chi tiết thiết bị theo đúng sơ đồ kỹ thuật.
Kiểm tra các bộ phận như: hộp giảm tốc, động cơ, phanh, khớp nối. Nếu bộ phận nào chưa đảm bảo kỹ thuật phải được hiệu chỉnh sửa chữa ngay.
Kiểm ta phần kết cấu thép phát hiện và khắc phụ sửa chữa các lỗi kỹ thuật.
Kiểm tra các mối hàn của dầm, đặc biệt là mối hàn ở dầm chính.
Khi lắp đặt các chi tiết được lắp thành các cụm theo những quy trình lắp ráp và việc sử dụng các thiết bị phụ vụ cho quá trình lắp ráp đã được quy định theo những tiêu chuẩn với từng cụm chi tiết lắp ráp. Sau khi lắp ráp các cụm phải đảm bảo được các yêu cầu về chế độ lắp ráp trong thiết kế. Các cụm chi tiết được lắp ráp trước khi vận chuyển gồm:
- Dầm chính.
- Dầm đầu.
- Hộp giảm tốc, phanh, động cơ điện
- Lắp các cụm bánh xe di chuyển chủ động và bị động.
- Lắp dựng xe con.
- Lắp các cụm bánh di chuyển vào kết cấu thép dầm đầu
|